Thuật ngữ Phúc Kiến Thổ Lâu

Từ những năm 1980, Phúc Kiến thổ lâu đã được nhiều người gọi là "Khách Gia thổ lâu", "nhà ở đất", "nhà lớn dạng tròn" hay đơn giản là "thổ lâu". Thổ lâu (土樓) dịch theo nghĩa đen có nghĩa là cấu trúc bằng đất. Phúc Kiến thổ lâu có nghĩa là cấu trúc bằng đất ở Phúc Kiến. Các học giả và kiến trúc Trung Quốc đã tiêu chuẩn hóa thuật ngữ Phúc Kiến Thổ lâu.

Các ấn phẩm đầu tiên về Thổ lâu xuất hiện trong một tạp chí của Viện Công nghệ Nam Kinh năm 1957 đã nói về Thổ lâu như là nhà của người Khách Gia chủ yếu nằm ở Vĩnh Định, tây nam Phúc Kiến. Tuy nhiên, đến thập niên 1980, một lượng nghiên cứu đáng kể cũng đã được công bố về những thổ lâu của người Khách Gia và nhóm các dân tộc khác ở Nam Phúc Kiến, được gọi là người Mân Nam.[4] Chúng chủ yếu được tìm thấy ở đông Vĩnh Định, đặc biệt là Nam TĩnhBình Hòa.